Tâm giải thoát
là đề mục cuối cùng của Định Niệm Hơi Thở, khi tất cả các đề mục trên đều đã hoàn tất viên mãn thì đến đề mục này là tâm bất động hoàn toàn, có nghĩa là tâm lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự, tức là tâm ở trạng thái không phóng dật.
Một đề mục chỉ cho trạng thái Niết Bàn. Chỗ tâm bất động là Niết Bàn, là cứu cánh của Phật giáo. Khi tâm ở trong trạng thái bất động Niết Bàn thì tâm không phóng dật theo các pháp, nên tâm luôn luôn tự nhiên ở trên hơi thở ra, hơi thở vào.
Cho nên câu tác ý: “Với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô; với tâm giải thoát tôi biết tôi thở ra”, là chỉ rõ tâm bất động là luôn luôn biết hơi thở ra vào nhẹ nhàng êm ái, mà không do dụng công chút nào cả, nếu còn dụng công để tâm biết hơi thở ra vào là chưa giải thoát.
Một đề mục chỉ cho trạng thái Niết Bàn. Chỗ tâm bất động là Niết Bàn, là cứu cánh của Phật giáo. Khi tâm ở trong trạng thái bất động Niết Bàn thì tâm không phóng dật theo các pháp, nên tâm luôn luôn tự nhiên ở trên hơi thở ra, hơi thở vào.
Cho nên câu tác ý: “Với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô; với tâm giải thoát tôi biết tôi thở ra”, là chỉ rõ tâm bất động là luôn luôn biết hơi thở ra vào nhẹ nhàng êm ái, mà không do dụng công chút nào cả, nếu còn dụng công để tâm biết hơi thở ra vào là chưa giải thoát.
Trích tại:
Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ
Gợi ý
-
Tâm giải thoát không còn khổ đau
sống với tầm thiện thì tâm ta thanh tịnh không có hoàn cảnh, đối tượng nào, khiến tâm ta dao động. Là nhập Bất Động Tâm Định hay là nhập Vô Tướng Tâm Định..
-
Hỷ vô lượng tâm giải thoát
là vui với việc làm từ thiện của người khác. Khi có người bố thí, cúng dường, hoặc xây nhà thương, trường học thì ta liền tán thán, vui theo, và tận tâm giúp đỡ với lòng hân hoan, sung sướng. Sự vui theo này là một bước tiến trên...